
Được xây dựng vào năm 1741, đến nay đây đã là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Tên Tân Ký do gia chủ đời thứ hai đặt với mong muốn làm ăn phát đạt. Mặt trước ngôi nhà là đường Nguyễn Thái Học và mặt sau thông ra bờ sông, trên đường Bạch Đằng.
Được xây dựng vào năm 1741, đến nay đây đã là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Tên Tân Ký do gia chủ đời thứ hai đặt với mong muốn làm ăn phát đạt. Mặt trước ngôi nhà là đường Nguyễn Thái Học và mặt sau thông ra bờ sông, trên đường Bạch Đằng.

Để xây dựng được ngôi nhà, gia chủ mất 10 năm chở gỗ, 3 năm đục đẽo và xây dựng xong vào cuối thế kỷ 18. Nhà cổ Tấn Ký là sự giao thoa giữa phong cách kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, ngôi nhà hầu như nguyên vẹn.
Để xây dựng được ngôi nhà, gia chủ mất 10 năm chở gỗ, 3 năm đục đẽo và xây dựng xong vào cuối thế kỷ 18. Nhà cổ Tấn Ký là sự giao thoa giữa phong cách kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, ngôi nhà hầu như nguyên vẹn.

80% gỗ trong nhà được làm bằng lim nên rất bền và chịu nước tốt. Điều đặc biệt của ngôi nhà là khung được làm hoàn toàn bằng gỗ, không sử dụng tới đinh. Các thanh gỗ được kết nối với nhau bằng mộng, khi trùng tu hay sửa chữa chỉ việc tháo ra hoặc lắp vào.
80% gỗ trong nhà được làm bằng lim nên rất bền và chịu nước tốt. Điều đặc biệt của ngôi nhà là khung được làm hoàn toàn bằng gỗ, không sử dụng tới đinh. Các thanh gỗ được kết nối với nhau bằng mộng, khi trùng tu hay sửa chữa chỉ việc tháo ra hoặc lắp vào.

Ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc 'chồng rường giả thủ' gồm có 3 thanh ngang tượng trưng cho thiên, địa, nhân và 5 cột thanh dọc chồng lên nhau giống như bàn tay 5 ngón tay biểu trưng cho ngũ hành với mong ước an lành.
Ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc 'chồng rường giả thủ' gồm có 3 thanh ngang tượng trưng cho thiên, địa, nhân và 5 cột thanh dọc chồng lên nhau giống như bàn tay 5 ngón tay biểu trưng cho ngũ hành với mong ước an lành.

Mái vòm cong phía trên lồng đèn cong giống mai con cua và rùa, đây là kiến trúc của người Trung Quốc.
Mái vòm cong phía trên lồng đèn cong giống mai con cua và rùa, đây là kiến trúc của người Trung Quốc.

Cụ bà ở trong hình là thế hệ thứ ba. Hiện tại, con cháu vẫn đang sống trên gác 2 của ngôi nhà và nhường tầng 1 cho khách tham quan du lịch.
Cụ bà ở trong hình là thế hệ thứ ba. Hiện tại, con cháu vẫn đang sống trên gác 2 của ngôi nhà và nhường tầng 1 cho khách tham quan du lịch.

Ngôi nhà có dạng hình ống, dài và hẹp, không có cửa sổ ở hai bên nên khoảng không gian ở giữa được gọi là giếng trời. Khi ở trong nhà không có cảm giác nặng nề, ngột ngạt vì nhờ sự thông thoáng của mặt tiền, mặt hậu và giếng trời giúp đưa ánh sáng và không khí vào nhà.
Ngôi nhà có dạng hình ống, dài và hẹp, không có cửa sổ ở hai bên nên khoảng không gian ở giữa được gọi là giếng trời. Khi ở trong nhà không có cảm giác nặng nề, ngột ngạt vì nhờ sự thông thoáng của mặt tiền, mặt hậu và giếng trời giúp đưa ánh sáng và không khí vào nhà.

Đi dọc các tuyến đường trong phố cổ Hội An, trên các công trình kiến trúc đều dễ dàng thấy sự hiện diện của đôi mắt cửa ở cửa chính. Người Hội An xưa có quan niệm 'vạn vật hữu linh', ngôi nhà cũng có linh hồn, đôi mắt cửa để trừ tà và bảo vệ cho gia đình.
Đi dọc các tuyến đường trong phố cổ Hội An, trên các công trình kiến trúc đều dễ dàng thấy sự hiện diện của đôi mắt cửa ở cửa chính. Người Hội An xưa có quan niệm 'vạn vật hữu linh', ngôi nhà cũng có linh hồn, đôi mắt cửa để trừ tà và bảo vệ cho gia đình.

Phía sau nhà là một nhánh của con sông Thu Bồn, nên hầu như năm nào cũng chịu sự tàn phá của những trận lũ. Mực nước lũ năm 1964 cao tới nóc trần tầng một, tháng 10/2020 ngôi nhà hứng chịu 9 trận lũ.
Phía sau nhà là một nhánh của con sông Thu Bồn, nên hầu như năm nào cũng chịu sự tàn phá của những trận lũ. Mực nước lũ năm 1964 cao tới nóc trần tầng một, tháng 10/2020 ngôi nhà hứng chịu 9 trận lũ.

Đến tham quan nhà cổ Tấn Ký, ngoài được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, du khách còn được tận mắt thấy những cổ vật quý giá, lâu đời như chiếc Chén Khổng Tử hay còn gọi là chén không đầy, có 400 năm tuổi. Chiếc chén này chỉ có 1 cái duy nhất ở Việt Nam.
Chiếc chén này gắn liền với tích xưa về Khổng Tử, khuyên con người nên giữ mình ở trạng thái trung hòa, tránh sa vào những suy nghĩ cực đoan mà dẫn tới những điều không hay.
Đến tham quan nhà cổ Tấn Ký, ngoài được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, du khách còn được tận mắt thấy những cổ vật quý giá, lâu đời như chiếc Chén Khổng Tử hay còn gọi là chén không đầy, có 400 năm tuổi. Chiếc chén này chỉ có 1 cái duy nhất ở Việt Nam.
Chiếc chén này gắn liền với tích xưa về Khổng Tử, khuyên con người nên giữ mình ở trạng thái trung hòa, tránh sa vào những suy nghĩ cực đoan mà dẫn tới những điều không hay.

Một vài dụng cụ làm nông như nia, sàng... được dùng sau khi gặt lúa, sử dụng giữa những năm 1950 và 1972 khi gia đình hiến tặng toàn bộ ruộng đất theo chương trình "Người cày có ruộng" của chính phủ lúc ấy.
Chiếc rương (bên trái hàng giữa) được dùng trong hai thế hệ đầu tiên của gia đình từ năm 1790 để chứa những vật quý giá như nữ trang, giấy tờ ruộng đất. Về sau nó được dùng để chứa tiền và sổ sách từ thiện của xã Minh Phương.
Một vài dụng cụ làm nông như nia, sàng... được dùng sau khi gặt lúa, sử dụng giữa những năm 1950 và 1972 khi gia đình hiến tặng toàn bộ ruộng đất theo chương trình "Người cày có ruộng" của chính phủ lúc ấy.
Chiếc rương (bên trái hàng giữa) được dùng trong hai thế hệ đầu tiên của gia đình từ năm 1790 để chứa những vật quý giá như nữ trang, giấy tờ ruộng đất. Về sau nó được dùng để chứa tiền và sổ sách từ thiện của xã Minh Phương.

Nhà Tấn Ký đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch xếp hạng di tích đặc biệt, đã được đưa vào phim ảnh, truyền hình và trở thành ngôi nhà được biết đến và thăm viếng nhiều nhất tại Hội An từ năm 1983. Mỗi năm nhà đón tiếp hàng trăm nghìn du khách ghé thăm.
Nhà Tấn Ký đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch xếp hạng di tích đặc biệt, đã được đưa vào phim ảnh, truyền hình và trở thành ngôi nhà được biết đến và thăm viếng nhiều nhất tại Hội An từ năm 1983. Mỗi năm nhà đón tiếp hàng trăm nghìn du khách ghé thăm.
Tùng Đinh