iOne – Trang giải trí dành cho giới trẻ
  • News
  • Stars
  • Style
  • Movies - Muzik
  • Horoscopes
  • Funland
  • Girls - Boys
  • Video
  • Photos
KPOP KPOP
Love Haha Omg
  • Home

  • News

    Vietnam

    World

    Lifestyle

    Sports

  • Stars

    Vbiz

    Asia

    US-UK

  • Style

    Fashion

    Star Style

    Contest

    Beauty

  • Movies - Muzik

    Movies

    MV-Trailer

    Muzik

  • Horoscopes

    Daily

    Tarot

    Horo+

    Tests

  • Funland

    Quiz

    Fun Stuff

    FunVid

  • Girls - Boys

    Dating

    How-to

    Góc để chill

  • Video

    Lifestyle

    MV - Trailer

    Style

    Sports

  • Photos

  • Contact us

    Liên hệ tòa soạn

    Đóng góp ý kiến

Connect

Trending
  • Copy link thành công
  • News
Thứ sáu, 21/11/2014, 17:13 (GMT+7)

Bức thư cô gái gửi Bộ trưởng Giáo dục gây tranh luận

Mỹ Linh chỉ ra những sự khác biệt về SGK và cách dạy tiếng Anh giữa hệ thống giáo dục của Nepal và Việt Nam. Đề tài này gây tranh luận khi có người đồng tình, người phản đối.

Võ Thị Mỹ Linh (sinh năm 1989, nick name Va Li) - cô gái từng thoát chết trong trận bão tuyết ở Nepal ngày 15/10 vừa qua đăng tải bức thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục gây chú ý.

2014-11-21-132943-4399-1416554213.jpg

Note gửi Bộ trưởng Bộ giáo dục của Mỹ Linh gây chú ý. Ảnh: Chụp màn hình.

Trong khi ngồi ở thư viện trường Shree Sarbodaya quận Syanja, Nepal, Mỹ Linh đã dành một ngày đọc sách giáo khoa tiếng Anh để hiểu cách dạy tiếng Anh của người Nepal. Khi so sánh với với Việt Nam, Mỹ Linh thấy có sự khác biệt lớn.

Mỹ Linh cho biết bài học của học sinh lớp 1 đến lớp 5 ở Nepal đều thể hiện mức độ khó khác nhau. Cụ thể, bài đầu tiên của học sinh lớp 1 là chuyện chào hỏi. Lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu. Lớp 4 dạy bạn phải biết "Be careful" với câu chuyện cậu bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý thấy cây cầu bị gãy. Lớp 5 học "What do you want?" và kể chuyện người cha già viết thư cho con trai.

Trong khi đó, theo Linh tìm hiểu về SGK Việt Nam thì bài học đầu tiên của lớp 1 dạy "Hello". Bài học của sách SGK 2 là dạy câu "Where are you from". SGK 3 dạy lại "Hello". SGK 4 dạy câu "How're you". SGK 5 dạy lại câu "Where're you from".

1-6670-1416565346.jpg

Mỹ Linh chỉ ra độ khó trong SGK tiếng Anh của Nepal. Ảnh: FBNV.

Mỹ Linh đặt câu hỏi: Cháu không biết vì sao có mỗi 3 câu "hello, how're you, where're you from" mà phải học đi học lại suốt 5 năm học như thế hay không? Hay tại chúng ta quan niệm, 5 năm, học được 3 câu đó là đã quá nhiều rồi?

Ngoài ra, Mỹ Linh cho biết để dạy học sinh Nepal hiểu và nhớ tiếng Anh, người Nepal bắt đầu bài học bằng những câu chuyện cụ thể. Trong khi đó ở Việt Nam, học sinh học thuộc lòng những đoạn hội thoại giản đơn để ứng dụng.

Chia sẻ của Mỹ Linh nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người với gần 3,5 nghìn lượt chia sẻ và bình luận với không ít ý kiến bày tỏ sự đồng tình. Bạn Phương Anh tâm sự: "Đi nói chuyện với người nước ngoài, mình cũng toàn nói về họ, đất nước họ, về văn hóa của họ. Vì mình được học những thứ ấy nên biết cách nói. Muốn chia sẻ về người, về cảnh, về ẩm thực... của nước mình mà chẳng biết nói sao".

Ngược lại, nhiều bạn trẻ cho rằng, sự so sánh của Mỹ Linh vẫn còn thiếu khách quan, chưa toàn diện khi chỉ lấy một số bài học trong SGK làm ví dụ. Nick-name Nguyễn Hữu Giang phản bác rằng tác giả chưa biết chương trình giáo khoa tiếng Anh thiếu nhi Việt Nam lâu nay. 

Hữu Giang cho biết hiện có 2 hệ thống dạy tiếng Anh cho thiếu nhi ở Việt Nam, một là chương trình học từ lớp 3, tức lớp 1-2 chưa học tiếng Anh. Đây là chương trình có từ khá lâu vì người ta quan niệm không nên dạy tiếng Anh quá sớm cho trẻ em.

Hai là chương trình học cả 5 lớp: đây là chương trình mới áp dụng và không đại trà, chỉ thử nghiệm ở một số trường của một vài thành phố.  Theo ảnh chụp là chương trình 3 năm. Như vậy, chương trình lớp 3 này có nội dung gần giống lớp 1 - 2 của chương trình 5 năm, tức là lớp 3 không phải học lại của lớp 1 -2.

1-9495-1416565052.jpg

Bình luận trái chiều của cộng đồng mạng quanh đề tài Mỹ Linh đề cập. Ảnh: Chụp màn hình.

Bạn Minh Lan chia sẻ thêm, ở những luận điểm về việc đưa văn hóa vào bài học thì nên để áp dụng ở các cấp lớn hơn. Với học sinh cấp 1 chỉ nên làm quen, nhưng không có nghĩa là không được áp dụng ở các cấp. “Mình nghĩ, SGK có thể vừa có bài về văn hoá đời sống nước ta, có bài về văn hoá đời sống ở bên nước ngoài, như vậy với học sinh vừa gần gũi, vừa để biết về các nước khác…”.

Còn bạn, bạn nghĩ thế nào về sự so sánh của Mỹ Linh?

Trích thư Mỹ Linh gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục

T&T

Back Save
Share Copy link thành công
Báo tin, gửi bài, tâm sự với iOne tại đây
×
ione.vnexpress.net Chuyên trang của VnExpress Số giấy phép: 72/GP-CBC, Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 22/9/2021
vnexpress.net ngoisao.vnexpress.net

© Copyright 2019, All rights reserved

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này

Liên hệ toà soạn