iOne – Trang giải trí dành cho giới trẻ
  • News
  • Stars
  • Style
  • Movies - Muzik
  • Horoscopes
  • Funland
  • Girls - Boys
  • Video
  • Photos
KPOP KPOP
Love Haha Omg
  • Home

  • News

    Vietnam

    World

    Lifestyle

    Sports

  • Stars

    Vbiz

    Asia

    US-UK

  • Style

    Fashion

    Star Style

    Contest

    Beauty

  • Movies - Muzik

    Movies

    MV-Trailer

    Muzik

  • Horoscopes

    Daily

    Tarot

    Horo+

    Tests

  • Funland

    Quiz

    Fun Stuff

    FunVid

  • Girls - Boys

    Dating

    How-to

    Góc để chill

  • Video

    Lifestyle

    MV - Trailer

    Style

    Sports

  • Photos

  • Contact us

    Liên hệ tòa soạn

    Đóng góp ý kiến

Connect

Trending
  • Copy link thành công
  • News
Thứ năm, 13/8/2015, 13:00 (GMT+7)

Cục phó Khảo thí: 'Cộng điểm nhằm đảm bảo công bằng cho học sinh'

"Chính sách cộng điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng được Chính phủ quy định và đã thực hiện nhiều năm nay. Nhiều nước trên thế giới cũng có chính sách này chứ không riêng gì Việt Nam", Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Trần Văn Nghĩa chia sẻ với VnExpress.

- Có ý kiến rằng việc cộng điểm ưu tiên khu vực, điểm khuyến khích không được công bằng, vì rất nhiều con em nông thôn (KV2) nhưng ở trung tâm, điều kiện học hành tốt, ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Chính sách ưu tiên cho học sinh khi xét tuyển vào đại học đã được Chính phủ quy định từ nhiều năm, Bộ Giáo dục là đơn vị thực hiện. Quy định này nhằm đảm bảo công bằng cho học sinh, vì những em ở vùng miền núi, nông thôn sẽ không thể có điều kiện học tập tốt như thành phố. Cộng điểm cho các đối tượng cũng là một hình thức đền ơn, đáp nghĩa. Điểm ưu tiên, khuyến khích cũng được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề này luôn có tranh cãi. Thế giới đã có nhiều phân tích, theo đó quá trình tuyển sinh dựa hoàn toàn vào điểm thi có nghĩa là thí sinh được so sánh theo cùng một tiêu chí, tuy nhiên như thế nội dung của bài kiểm tra có thể không phù hợp với một số nhóm nhất định, ví dụ, tập trung vào kiến thức hoặc trải nghiệm văn hóa mà họ chưa được tiếp cận. Vì vậy điểm của những bài kiểm tra đó không đánh giá chính xác kiến ​​thức và khả năng thực sự của thí sinh. Việc đưa ra các đánh giá dựa hoàn toàn vào điểm thi có phần thiên vị, không thể hiện được sự so sánh công bằng về khả năng thực sự của các em. Vì thế có thể nói rằng quá trình tuyển sinh mà chỉ xem xét những điểm số này, mặc dù có lẽ tương đối khách quan, trên thực tế là không công bằng.

Thứ hai, trên cả sự thiên vị cố hữu trong nội dung của câu hỏi, các kỳ thi có thể không công bằng cho một số nhóm học sinh không có điều kiện tiếp cận với các nguồn lực cần thiết để chuẩn bị đầy đủ cho kỳ thi này. Với các bài thi kiểm tra kiến thức đạt được ở trung học, học sinh ở các trường chất lượng thấp sẽ ít có khả năng thành công hơn những người học tại các trường chất lượng cao. Ở các nước với ngành công nghiệp luyện thi phát triển, học sinh không có điều kiện chi trả cho các lớp học và gia sư đắt tiền dường như bất lợi hơn nhiều.

Cuối cùng, cần xem xét vai trò của giáo dục đại học trong việc thúc đẩy công bằng xã hội. Trên thực tế, do học sinh thiểu số và những học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn ít có khả năng tiếp cận với các trường trung học chất lượng cao so với học sinh khá giả hơn, họ có thể phải phấn đấu nhiều hơn ở đại học và rút cuộc là không thành công lắm trong học tập. Nếu mục tiêu của quá trình tuyển sinh là tiếp nhận các thí sinh có khả năng tốt nhất và được chuẩn bị tốt cho thị trường lao động sau khi tốt nghiệp, những học sinh thiểu số không phải là thí sinh có tiềm năng nhất. 

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chính những sinh viên này sau khi tốt nghiệp đại học, không kể đến khóa học và bằng cấp, sẽ có tác động lớn nhất về sự chuyển dịch xã hội và cải thiện tình trạng kinh tế. Vì nâng cao tình trạng kinh tế xã hội của các nhóm có hoàn cảnh khó khăn là mục tiêu phát triển dài hạn quan trọng ở nhiều quốc gia, không nên bỏ qua tác động tích cực hay tiêu cực tiềm năng của các thủ tục tuyển sinh ở các nhóm này.

PGS-Nghia-7-8-2697-1439430980.jpg

Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Trần Văn Nghĩa. Ảnh: V.A..

- Thí sinh tra cứu thông tin thấy có bạn xét tuyển vào Đại học Y Hà Nội được cộng tới 6,5 điểm, tại sao lại có số điểm cộng cao như vậy?

- Bộ Giáo dục chỉ quy định mức điểm cộng chung theo khu vực và đối tượng, còn tuỳ từng trường đại học sẽ có quy định riêng cho những em được giải quốc gia, quốc tế. Như vậy, theo quy định chung, thí sinh được cộng tối đa 3,5 điểm khu vực và đối tượng. Người dân băn khoăn khi thí sinh xét tuyển vào Đại học Y Hà Nội có thêm 3 điểm khuyến khích. Nhưng đó là thí sinh đạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia.

Theo quy định của Bộ Giáo dục, những em được giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi quốc gia sẽ được tuyển thẳng vào đại học. Tuy nhiên, với nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao, ở ngành nghề đặc thù, Đại học Y Hà Nội đã xin phép Bộ và được đồng ý là chỉ tuyển thẳng thí sinh được giải nhất và ngành Y đa khoa, còn những em được giải nhì, ba quốc gia vẫn phải thi và được điểm khuyến khích.

Mức tương ứng khuyến khích cho các em là giải nhất được cộng 4 điểm, giải nhì 3 điểm, giải ba cộng 2 điểm. Thí sinh kia được tối đa ưu tiên 3,5 điểm và thêm 3 điểm khuyến khích vì em là người dân tộc Hoa, ở khu vực 1 và được giải Nhì quốc gia môn Sinh học. Nếu em chọn trường khác thì sẽ được tuyển thẳng vào đại học, nhưng em muốn học Y đa khoa nên phải dự thi và được khuyến khích 3 điểm là điều bình thường.

- Sắp tới Bộ có tính tới việc nghiên cứu, tính toán lại khu vực ưu tiên cũng như việc cộng điểm khuyến khích để đảm bảo công bằng?

- Để xác định hệ thống tuyển sinh nào là tốt nhất trong một bối cảnh cụ thể, phải xem xét tính công bằng từ các góc độ khác nhau. Một hệ thống công bằng khi các thí sinh được đối xử bình đẳng và thiết lập được một tiêu chuẩn xác định rõ ràng, nhưng cũng nên tạo điều kiện để tính công bằng được áp dụng rộng hơn bằng cách xem xét các trường hợp vượt ra ngoài kiểm soát của thí sinh. Ví dụ, các trường hợp như vậy có thể đặt thí sinh vào hoàn cảnh bất lợi và do đó hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục đại học.

Bộ Giáo dục sẽ phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp trình Chính phủ xem xét.

*Quy định điểm ưu tiên, khuyến khích trong xét tuyển đại học, cao đẳng

nn-1241-1439445609.jpg Thừa nhiều điểm, mình vẫn lo trượt vì không có điểm cộng

VnExpress

Back Save
Share Copy link thành công
Báo tin, gửi bài, tâm sự với iOne tại đây
×
ione.vnexpress.net Chuyên trang của VnExpress Số giấy phép: 72/GP-CBC, Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 22/9/2021
vnexpress.net ngoisao.vnexpress.net

© Copyright 2019, All rights reserved

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này

Liên hệ toà soạn