Chúng mình cùng tìm hiểu hành trình của những dây đèn nháy Noel sau lễ Giáng sinh vô cùng lộng lẫy nhé. Thực ra, chúng được “đầu thai” thành rất nhiều thứ, trong đó chủ yếu là dép nhựa mà ta vẫn đi hằng ngày.
Thị trấn Shijiao, Trung Quốc, chính là “thiên đường” của đèn nháy Noel cũ, hay nói cách khác, đây là trung tâm tái chế đèn nháy lớn nhất thế giới. Thậm chí, các công ty ở Shijiao còn nhập đèn cũ mà người Mỹ bỏ đi.
Có ít nhất chín nhà máy đặt tại thị trấn nhỏ này tái chế đèn nháy Noel. Mỗi năm, các nhà máy thực hiện khối công việc khổng lồ, đặc biệt sau dịp Giáng sinh, khi lượng đèn đổ về đây nhiều nhất.
Yong Chang Processing, một trong những xưởng tái chế có tiếng ở Shijiao, xử lý khoảng gần 10 triệu kg đèn cũ hằng năm. Con số của cả chín nhà máy vào khoảng 80 triệu kg.
Vì sao các nhà máy tái chế dây đèn nháy Noel lại tập trung nhiều ở Shijiao nhỉ? Câu trả lời nằm ở giá thuê lao động rất rẻ và yêu cầu về vệ sinh môi trường của địa phương còn lỏng lẻo. Vậy nên, Shijiao được biết đến như địa điểm lý tưởng cho các nhà máy tái chế trong hơn 20 năm qua.
Ít nhất thì việc đốt dây đèn cũng tạo nên những cột khói đen khổng lồ lan tỏa trong không trung, cảnh tượng này không còn hiếm ở thị trấn Shijiao. Đó là phương thức nhanh nhất để tách phần nhựa và dây đồng của đèn nháy mà không tốn nhiều chi phí.
Phần nhựa bọc bên ngoài của đèn nháy là nguồn nguyên liệu thô dồi dào cho các nhà sản xuất tiếp cận với giá thành rẻ, từ đó rất nhiều sản phẩm ra đời, dép nhựa là ví dụ điển hình. Quá trình biến dây đèn nháy thành dép không hề đơn giản đâu nhé.
Tại nhà máy Yong Chang, công nhân phải gỡ những cục đèn nháy rối tung, rồi ném vào máy nghiền. Sau khi bị cắt thành từng mảnh siêu nhỏ, phần nhựa trộn cùng với nước để tọ ra hỗn hợp đặc sệt như bùn.
Hỗn hộn này chuyển tiếp lên bàn rung, tại đây luôn có các vòi nước nhỏ để sàng lọc đồng ra khỏi nhựa. Phần nhựa còn lại trên bàn rung đi tiếp đến công đoạn tái chế mới.
Huy Hoàng