1. Miệng đắng
Thường là do có sự trao đổi chất dị thường của mật, dấu hiệu bệnh viêm gan cấp tính, viêm túi mật, sỏi mật.
Lời khuyên: Nên ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là rau bina có vị ngọt mát, trợ giúp tiêu hóa, thanh lọc dạ dày, giải nhiệt độc… lại rất hữu dụng với người đau miệng và cổ họng.
2. Miệng ngọt
Thường thấy ở người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn chức năng tiêu hóa.
Lời khuyên: Tích cực trị liệu bệnh tiểu đường; thay đổi thói quen không tốt trong cuộc sống thường nhật, hạn chế ăn đồ cay nóng, cai thuốc, bỏ rượu, tích cực vận động.
3. Miệng chua
Triệu chứng phổ biến của viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng.
Lời khuyên: Kiêng ăn đồ có tính chua hoặc hàm lượng protein cao, để tránh tăng tiết axit dạ dày. Đồng thời, nên tích cực ăn cơm, mì, bánh bao…
4. Miệng mặn
Dấu hiệu của chứng loạn thần kinh, suy giảm thận âm, viêm thận mãn tính, viêm họng, loét miệng.
5. Miệng nhạt
Vị này có thể là dấu hiệu của bệnh về hệ thống tiêu hóa, hệ thống nội tiết, dinh dưỡng không đủ, thiếu vitamin và nguyên tố vi lượng.
Lời khuyên: Nên tăng cường protein, vitamin như gà, cá, rau tươi. Tốt hơn nữa có thể nhâm nhi 2,3 quả sơn trà sau mỗi bữa ăn, để kích thích việc tiết dịch dạ dày.
6. Miệng hôi
Dấu hiệu của tiêu hóa không tốt, bệnh về miệng như viêm hô hấp, viêm răng lợi, loét miệng, sâu răng, viêm dạ dày, loét dạ dày loét tá tràng.
Lời khuyên: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để thanh lọc dạ dày, khi cần nên bổ sung vitamin B, vitamin C và kẽm.
7. Miệng cay
Do nóng hoặc viêm dạ dày gây nên, thường gặp ở người mắc bệnh cao huyết áp, rối loạn thần kinh, hội chứng mãn kinh.
Lời khuyên: "Hít le" đồ ăn cay, có tính nóng, "kết thân" với hoa quả tươi mát, rau xanh có tính lạnh để giúp cơ thể hạ nhiệt.
Thế Đan