iOne – Trang giải trí dành cho giới trẻ
  • News
  • Stars
  • Style
  • Movies - Muzik
  • Horoscopes
  • Funland
  • Girls - Boys
  • Video
  • Photos
KPOP KPOP
Love Haha Omg
  • Home

  • News

    Vietnam

    World

    Lifestyle

    Sports

  • Stars

    Vbiz

    Asia

    US-UK

  • Style

    Fashion

    Star Style

    Contest

    Beauty

  • Movies - Muzik

    Movies

    MV-Trailer

    Muzik

  • Horoscopes

    Daily

    Tarot

    Horo+

    Tests

  • Funland

    Quiz

    Fun Stuff

    FunVid

  • Girls - Boys

    Dating

    How-to

    Góc để chill

  • Video

    Lifestyle

    MV - Trailer

    Style

    Sports

  • Photos

  • Contact us

    Liên hệ tòa soạn

    Đóng góp ý kiến

Connect

Trending
  • Copy link thành công
  • News
Thứ tư, 27/10/2010, 00:12 (GMT+7)

Nạn bắt nạt học đường leo thang ở Mỹ

Khoảng 1/5 học sinh trung học ở Mỹ nói rằng họ thường xuyên bắt nạt người khác. Hành vi bắt nạt đang là vấn nạn lớn nhất cho các trường học ở đất nước này.

Bắt nạt có thể hiểu là những lời nói có tính chất miệt thị, xúc phạm, mỉa mai, những hành vi chụp hình, quay video rồi tung lên mạng để cố ý làm tổn thương về mặt tinh thần cho người khác. Bắt nạt có thể dẫn đến tình trạng nghỉ học, tính trầm cảm và thậm chí là cái chết cho nạn nhân.

Bắt nạt - hiện tượng phổ biến trên thế giới

Theo báo cáo của tổ chức phát triển trẻ em Plan International, tình trạng bạo lực, bắt nạt học đường, lạm dụng tình dục đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở Mỹ.

Đồ bướm đêm, kẻ phì nộn, gay… là một số từ thanh thiếu niên Mỹ thường dùng để miệt thị người khác.

hoc-sinh-my-106290-1371519769_500x0.jpg

 1/5 học sinh trung học ở Mỹ nói rằng họ có kinh nghiệm nhiều lần trong việc cố ý bắt nạt kẻ khác.

Sân trường vốn là nơi các học sinh vui chơi sau giờ học nhưng lâu nay nó đã trở thành đấu trường xấu xí mà khán giả có thể xem các đấu sỹ tuổi teen xâu xé, “xử” lẫn nhau. Khoảng 20% - 65% các bạn trẻ trên toàn thế giới nói rằng họ bị bắt nạt, nhưng thực tế, tỷ lệ đó có thể cao hơn. Tại Mỹ, khoảng 1/5 học sinh trung học nói rằng họ có kinh nghiệm nhiều lần trong việc cố ý bắt nạt kẻ khác (dữ liệu của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa - Centers for Disease Control and Prevention (CDC).

“Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực trên người khác”-Milton Keynes (Anh), tác giả cuốn Những kẻ bắt nạt và nạn nhân trong các trường học (xb 1989).

"Trẻ em thường dễ bị bắt nạt và tỷ lệ đó khá cao ở trường trung học Mỹ. Bắt nạt cũng có xu hướng tăng lên ở học sinh nữ. Nó có vẻ là một vấn đề rất phổ biến", Marci Hertz, cố vấn của CDC nói.

Những kết thúc đau lòng

Thật vậy, những vụ bắt nạt đang chiếm tỷ lệ khá cao trong học đường và hậu quả của nó là sự nghỉ học của các học sinh, thậm chí dẫn đến tính trầm cảm và tự tử.

Phoebe Prince, 15 tuổi, bang Massachusetts, Mỹ nói rằng, cô thường xuyên bị bắt nạt. Có lần, nhóm bạn trong lớp đã đánh trầy xước mặt cô rồi chụp hình và tung lên mạng.

1-815657-1371519770_500x0.jpg

Những bạn hay bị bắt nạt hoặc bị cô lập có khả năng chán học, nghiện rượu hoặc ma túy.


Tháng 9/2010, Tyler Clementi, 18 tuổi, một sinh viên từ Đại học Rutgers, đã nhảy cầu George Washington tự vẫn sau khi video thân mật của anh ta và một người đàn ông đã bị rò rỉ trên mạng.

Cũng trong tháng đó, Seth Walsh và Asher Brown, 13 tuổi đã tự sát sau khi bị bắt nạt vì là đồng tính.

Phương tiện truyền thông tiếp tay cho bắt nạt?
 
Mạng internet, điện thoại di động đang trở thành “vũ khí” lợi hại cho teen đi bắt nạt bạn mình. Họ quay video rồi tung lên mạng, hay đưa lên web hàng loạt những thông tin xấu xa, miệt thị bạn mình. Đã có đến hàng nghìn video như thế.

Không phủ nhận rằng, sử dụng internet, ĐTDĐ có nhiều mặt tích cực. Tuy nhiên cũng chính bởi khả năng thông tin nhanh và rộng của các phương tiện truyền thông mà những sản phẩm như ảnh, clip xấu của nạn nhân càng được phát tán mạnh. Nhiều người biết, nhiều con mắt tò mò, dị nghị, càng khiến các nạn nhân rơi vào tình trạng xấu hổ, bế tắc, trầm cảm.

dien-thoai-di-dong-1jpg-981120-137151977

Điện thoại và internet chính là nguồn phát tán các sản phẩm bắt nạt lớn nhất.

Không dùng súng, dùng dao để xử kẻ khác nhưng bắt nạt lại gây tổn thương lớn về tinh thần cho người bị hại. Từ bắt nạt rất dễ dẫn đến bạo lực học đường. Vết thương thể chất bởi bạo lực có thể chóng lành nhưng vết thương tinh thần sẽ là mãi mãi, thậm chí nó có thể giết chết những con người như các trường hợp đau lòng ở trên.

Quỳnh Trang (Theo BBC)

Back Save
Share Copy link thành công
Báo tin, gửi bài, tâm sự với iOne tại đây
×
ione.vnexpress.net Chuyên trang của VnExpress Số giấy phép: 72/GP-CBC, Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 22/9/2021
vnexpress.net ngoisao.vnexpress.net

© Copyright 2019, All rights reserved

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này

Liên hệ toà soạn