iOne – Trang giải trí dành cho giới trẻ
  • News
  • Stars
  • Style
  • Movies - Muzik
  • Horoscopes
  • Funland
  • Girls - Boys
  • Video
  • Photos
KPOP KPOP
Love Haha Omg
  • Home

  • News

    Vietnam

    World

    Lifestyle

    Sports

  • Stars

    Vbiz

    Asia

    US-UK

  • Style

    Fashion

    Star Style

    Contest

    Beauty

  • Movies - Muzik

    Movies

    MV-Trailer

    Muzik

  • Horoscopes

    Daily

    Tarot

    Horo+

    Tests

  • Funland

    Quiz

    Fun Stuff

    FunVid

  • Girls - Boys

    Dating

    How-to

    Góc để chill

  • Video

    Lifestyle

    MV - Trailer

    Style

    Sports

  • Photos

  • Contact us

    Liên hệ tòa soạn

    Đóng góp ý kiến

Connect

Trending
  • Copy link thành công
  • News
Thứ hai, 13/11/2017, 12:47 (GMT+7)

Nhật Bản đôi lúc sẽ khiến bạn 'phát điên' vì quy tắc

Nước Nhật có vài quy tắc văn hóa ứng xử khá lạ, bạn nên tìm hiểu rõ để tránh trở thành người lạc lõng khi tới đây.

1. Cách gọi tên

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac

Ở Nhật, để gọi hay ám chỉ ai đó, việc nói tên là chưa đủ. Không chỉ phải thêm hậu tố “san” vào cuối tên, mà còn nhiều thứ khác tùy thuộc vào hoàn cảnh, quan hệ. 

Ví dụ, “kun” ít trang trọng hơn, thường dùng cho bạn bè. “Chan” ở cuối tên trẻ em, người yêu và bạn thân. Ngoài ra, còn có nhiều hậu tố như “sama, senpai, kohai, sensei, shi”.

2. Trao đổi danh thiếp

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-1

Đây là nghi thức quan trọng mà bạn cần nắm rõ vài quy tắc. Luôn để mặt trên của danh thiếp hướng về người đối diện khi đưa, đưa bằng hai tay. Nếu được đưa danh thiếp, hãy nhận nó một cách lịch sự, dành chút thời gian để xem thông tin trước khi để vào ví đựng danh thiếp.

Không quên cúi người khi nhận. Nếu không có ví đựng danh thiếp, đó quả là thảm họa ở Nhật Bản. Phương án dự phòng là cho vào ví cá nhân.

3. Trong thang máy

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-2

Có vài quy tắc ứng xử trong thang máy mà người Nhật đặc biệt chú ý. Nếu bạn là người đầu tiên bước vào một thang máy trống, bạn sẽ là “chỉ huy” của thang máy đó. Bạn nên đứng gần bảng điều khiển.

Bạn cần giữ cửa cho những người ra vào. Nhắc cho mọi người tầng sắp đến. Bạn sẽ là người cuối cùng ra khỏi thang máy. Mọi việc cần được làm nhanh chóng, chính xác. 

Nếu là khách du lịch lần đầu đến Nhật, bạn không nên là “chỉ huy” thang máy.

4. Tàu điện ngầm

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-3

Trên tàu điện ngầm, có vài quy tắc rất nghiêm ngặt mà người Nhật muốn mọi người tuân thủ. Không được nói chuyện ồn ào, mọi người sẽ nhìn chằm chằm vào ai đó nói to mất lịch sự. 

Một số ghế được đánh dấu dành riêng cho người cao tuổi, người tàn tật, phụ nữ mang thai hoặc đi cùng con nhỏ. Nếu không thuộc những đối tượng kể trên, bạn nên chú ý không ngồi vào những ghế này.

5. Sự tiếp xúc

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-4

Ở Nhật, sẽ là thô lỗ nếu bạn nhìn vào mắt ai đó. Người Nhật luôn tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Nếu đến thăm quốc gia này, bạn không nên chạm vào người khác.

Hôn ở nơi công cộng là điều cấm kị. Trước năm 1945, Nhật từng xem đây là hành động gây rối trật tự công cộng.

6. Uống rượu

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-5

Khi người Nhật uống rượu, mọi thứ bậc trong xã hội sẽ được xóa bỏ. Họ uống rất nhiều. Khác với hình ảnh cúi chào lịch thiệp khi giao tiếp trong công việc, các đối tác có thể uống rượu thoải mái với nhau trong quán hoặc thậm chí ói vào nhau cũng là chuyện thường.

7. Tiền

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-6

Người Nhật có thái độ rất kỳ lạ với tiền. Vì vài lý do nào đó, họ ngại khoe tiền nơi công cộng hoặc thậm chí đếm, giao dịch tiền trước mặt người khác. Vì vậy, phong bì được trang trí với họa tiết truyền thống để đựng tiền rất phổ biến tại quốc gia này. 

Nếu không có phong bì, bạn nên gói tiền vào một tờ giấy trắng trước khi đưa cho ai đó. Tất nhiên, không cần phải làm vậy khi thanh toán ở siêu thị, nhưng không nên đưa trực tiếp, để chạm vào tay thu ngân, mà đặt tiền ở khay để tiền mặt. 

8. Văn hóa ngồi

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-7

Ngồi kiểu gập gối trực tiếp xuống sàn gọi là “seiza”, phổ biến nhất ở Nhật Bản. Họ thấy ngồi như vậy thoải mái hơn ngồi ghế tựa. 

9. Quà tặng

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-8

Văn hóa tặng quà ở quốc gia này rất được ưa chuộng. Có hai dịp lớn trong năm để tặng quà là o-chugen (vào mùa hè) và o-seibo (vào mùa đông). Khi được nhận quà, bạn không nên bóc luôn. Hành động đó không đúng với văn hóa Nhật, thể hiện sự thiếu tôn trọng.

10. Cúi chào

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-9

Nghệ thuật cúi chào rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Trẻ em được học điều này từ khi còn rất nhỏ. Có rất nhiều cách cúi chào như khi ngồi, đứng, đối với nam và nữ giới. Ví dụ, kiểu cúi saikeirei, gập người 45 độ sử dụng để xin lỗi hay gặp người đáng kính. 

Mr.Bull (theo BS)

Back Save
Share Copy link thành công
Báo tin, gửi bài, tâm sự với iOne tại đây
×
ione.vnexpress.net Chuyên trang của VnExpress Số giấy phép: 72/GP-CBC, Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 22/9/2021
vnexpress.net ngoisao.vnexpress.net

© Copyright 2019, All rights reserved

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này

Liên hệ toà soạn