iOne – Trang giải trí dành cho giới trẻ
  • News
  • Stars
  • Style
  • Movies - Muzik
  • Horoscopes
  • Funland
  • Girls - Boys
  • Video
  • Photos
KPOP KPOP
Love Haha Omg
  • Home

  • News

    Vietnam

    World

    Lifestyle

    Sports

  • Stars

    Vbiz

    Asia

    US-UK

  • Style

    Fashion

    Star Style

    Contest

    Beauty

  • Movies - Muzik

    Movies

    MV-Trailer

    Muzik

  • Horoscopes

    Daily

    Tarot

    Horo+

    Tests

  • Funland

    Quiz

    Fun Stuff

    FunVid

  • Girls - Boys

    Dating

    How-to

    Góc để chill

  • Video

    Lifestyle

    MV - Trailer

    Style

    Sports

  • Photos

  • Contact us

    Liên hệ tòa soạn

    Đóng góp ý kiến

Connect

Trending
  • Copy link thành công
  • News
  • Vietnam
Chủ nhật, 7/2/2021, 00:00 (GMT+7)

Những cuộc truy vết xuyên đêm

Quảng NinhNhận lệnh khẩn đi truy vết dịch tễ tại thị xã Đông Triều ngay trong đêm, bác sĩ Tuệ cùng 21 nhân viên y tế vội vã lên đường, không kịp mang theo đồ đạc hay gọi điện cho gia đình.

23h ngày 28/1, bác sĩ Vũ Trí Tuệ, 31 tuổi, khoa Nội tiết, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí cùng 21 y bác sĩ có mặt tại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh). Tổ công tác nhanh chóng mặc đồ bảo hộ, bịt kín từ đầu đến chân, sau khi nhận lệnh, đoàn người bắt đầu chia thành từng nhóm nhỏ, đi từ đường lớn đến ngõ ngách để truy vết ca bệnh. Lúc này, gió hút, mưa rét, nhiệt độ giảm thấp, mọi người tủa ra các phía, ánh đèn pin le lói.

"Đêm 28 là thời điểm vất vả nhất. Mọi người trong tổ công tác không uống nước hay ăn giữa giờ trong gần 10 tiếng để tránh lãng phí đồ bảo hộ vì cởi ra là phải vứt. Lực lượng mỏng, các ca bệnh ngày một nhiều buộc tổ truy vết phải khẩn trương để thu gọn đối tượng, giảm tải công việc cho các bác sĩ tuyến đầu", bác sĩ Tuệ nói.

Các nhân viên y tế rọi đèn pin đi đến từng nhà để truy vết. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Các nhân viên y tế rọi đèn pin đi đến từng nhà để truy vết.

Truy vết tại thị xã Đông Triều gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng lớn, nhiều nhà cách nhau từ 100 đến 200 m nên cần hỗ trợ của địa phương. Mọi người phải tận dụng thêm đèn pin và đèn điện thoại để soi đường.

Tìm đến nhà, các thành viên trong tổ sẽ gọi từng người ra khu vực rộng rãi hơn như sân, vườn để điều tra dịch tễ thay vì thực hiện trong nhà do nguy cơ lây nhiễm lớn. Dưới ánh đèn cột điện hoặc ánh sáng hắt ra từ trong nhà, các thành viên miệt mài xét nghiệm và ghi chép số liệu. Mục tiêu là phải truy vết tối đa từ F1 đến F4 ngay trong đêm.

Đêm tối chẳng nhìn rõ mặt người, các bác sĩ dùng cử chỉ để giao tiếp, rồi nối sát nhau đến từng nhà chống dịch với mục tiêu "Làm nhanh, làm nhiều nhưng phải chính xác".

Sáng 29/1, thêm 60 cán bộ gồm 10 bác sĩ và 50 điều dưỡng được chi viện thêm, nhanh chóng di chuyển đến 4 xã Nguyễn Huệ, An Sinh, Hồng Phong và Thuỷ An (đều thuộc thị xã Đông Triều) để lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19. Đồng thời, mang thêm nhiều vật dụng cá nhân cho các nhân viên y tế đã đi đợt 1.

Làm việc liên tục suốt nhiều giờ đồng hồ, bác sĩ Tuệ cùng các thành viên đã thấm mệt nhưng không ai dám nghỉ ngơi, việc truy vết diễn ra càng nhanh, hiệu quả truy vết càng cao.

Tích cực truy vết ngay trong đêm. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Tích cực truy vết ngay trong đêm.

Sau 4 ngày tích cực truy vết, 82 nhân viên y tế đã lấy được gần 5.000 mẫu. Mẫu bệnh phẩm tiếp tục chuyển đi các đơn vị có đủ điều kiện sàng lọc và khẳng định Covid-19 trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh để làm xét nghiệm.

Không phải là lần đầu tiên đi chống dịch, nhưng đây lại là lần đầu anh Tuệ nhận điều động khẩn cấp. Từ lúc nhận lệnh đến khi xuất phát vọn vẹn 30 phút, nam bác sĩ chỉ kịp vơ vội chiếc áo khoác cùng sạc điện thoại, đồ dùng cá nhân tuyệt nhiên không có. Đợt dịch đầu tiên vợ anh Tuệ đang mang thai, lần thứ hai anh đi khi vợ sinh con được 3 ngày và giờ anh nhận lệnh điều động khẩn khi con được 6 tháng tuổi.

Hơn 10 năm làm nghề cũng là 10 năm bác sĩ Tuệ xung phong trực Tết, nhưng có lẽ Tết năm nay sẽ xa hơn bởi khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, anh và các đồng nghiệp tiếp tục cách ly theo quy định.

"Vất vả nhưng thật vinh dự khi chúng tôi được đứng trong lực lượng tuyến đầu để hỗ trợ người dân. Nghề này khó lắm, nếu không yêu thì không thể làm được", anh Tuệ nói.

Những cuộc truy vết xuyên đêm - 5

Cùng tổ công tác với anh Tuệ còn có bác sĩ Phạm Thị Nhinh, 28 tuổi. Bình thường mỗi lần đi công tác, nữ bác sĩ sẽ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cá nhân nhưng chuyến công tác này chị không nghĩ được nhiều, nhét vội bộ quần áo vào túi rồi lên đường. Thậm chí, chị còn chưa kịp gọi điện thoại cho bố mẹ vì thời gian gấp rút. Lên đường vào tâm dịch, chị Nhinh chắc mẩm sẽ đón cái Tết đầu tiên xa nhà.

Quê ở Thái Bình, mọi năm nữ bác sĩ đều được bệnh viện ưu tiên cho về vì gia đình neo đơn, mẹ đang bị bệnh. Nhưng năm nay khi nhận lệnh điều động, chị không chút do dự bởi "vì thương bố mẹ, thương người dân và những người đang cách ly vì dịch bệnh nên càng quyết tâm lên đường".

Làm việc suốt một đêm, Tổ công tác trở về phòng nghỉ ngơi. Người vội ăn tạm mẩu bánh mì, người tranh thủ dựa đầu vào tường chợp mắt.

Tháo bộ quần áo bảo hộ, đồ mặc bên trong ướt sũng mồ hôi, hai mắt trùng xuống vì thiếu ngủ, toàn thân ê ẩm nhưng bác sĩ Tuệ và các thành viên vẫn gắng gường cười, động viên nhau: "Tết sắp đến rồi, hãy cố gắng để bà con nhân dân được hưởng cái Tết trọn vẹn nhất".

Xem thêm: Những hình ảnh 'nhìn mà thương' của nhân viên kiệt sức tuyến đầu chống dịch

Minh Phương

Back Save
Share Copy link thành công
Báo tin, gửi bài, tâm sự với iOne tại đây
×
ione.vnexpress.net Chuyên trang của VnExpress Số giấy phép: 72/GP-CBC, Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 22/9/2021
vnexpress.net ngoisao.vnexpress.net

© Copyright 2019, All rights reserved

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này

Liên hệ toà soạn