Lễ nhậm chức 20/1 là ngày mà Hiến pháp Mỹ quy định về sự chuyển giao quyền lực từ chính quyền cũ sang chính quyền mới. Bởi vậy, Lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ hút nhiều người quan tâm. Trong lịch sử, buổi lễ này từng diễn ra với nhiều điều hài hước và sự cố hy hữu.
Tuyên thệ nhậm chức 4 lần
Chỉ có hai tổng thống trong lịch sử phải tuyên thệ nhậm chức tới 4 lần, đó là Franklin Delano Roosevelt và Tổng thống Barack Obama. Theo đó, 35 từ tuyên thệ phải được đọc chính xác như trong hiến pháp.
Tổng thống Roosevelt sở dĩ phải tuyên thệ nhậm chức 4 lần vì ông đắc cử 4 nhiệm kỳ trước khi Quốc hội Mỹ thông qua sửa đổi số 22 trong Hiến pháp, quy định giới hạn mỗi tổng thống chỉ phục vụ không quá hai nhiệm kỳ.
![]() |
Tổng thống Obama đọc lời tuyên thệ. Ảnh: AP. |
Còn cựu Tổng thống Obama phải đọc lại lời tuyên thệ trong lần tuyên thệ đầu tiên vì Chánh án tòa Tối cao John Roberts đọc nhầm thứ tự từ tuyên thệ. Họ phải sửa lại lời tuyên thệ trong một lễ tuyên thệ tại Nhà Trắng và tiếp tục tuyên thệ một lần nữa trước công chúng ở Điện Capital. Như vậy, ông Obama phải tuyên thệ nhậm chức ba lần. Lần thứ tuyên thệ thứ 4 là khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2.
Tuyên thệ trên máy bay
Tổng thống Lyndon B.Johnson là trường hợp hiếm hoi phải tuyên thệ nhậm chức ngay trên chuyên cơ Không Lực Một - chỉ vài giờ sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát hôm 22/11/1963.
Trong lịch sử nước Mỹ, có 9 lần lễ tuyên thệ nhậm chức diễn ra không rình rang vì đó là khi các Phó Tổng thống lên thay người tiền nhiệm vừa qua đời do bệnh tật hay bị ám sát.
![]() |
Tổng thống Lyndon B.Johnson tuyên thệ nhậm chức trên máy bay. |
Kinh thánh trong lễ tuyên thệ
Hiến pháp Mỹ không có quy định sử dụng Kinh thánh khi tuyên thệ, nhưng việc này đã trở thành truyền thống. Truyền thống này bắt đầu từ Tổng thống đầu tiên George Washington, nhậm chức vào ngày 30/2/1789 tại tòa thị chính ở thành phố New York, thủ đô Mỹ khi đó. Khi tuyên thệ, Washington đã sử dụng một cuốn kinh thánh từ nhà thờ thánh St. John ở New York. Cuốn kinh thánh được mở ra một trang ngẫu nhiên và sau khi tuyên thệ, Tổng thống Washington đã hôn lên cuốn sách.
Tuy nhiên, không phải tất cả tổng thống Mỹ đều sử dụng kinh thánh cho lễ nhậm chức. John Quincy Adam năm 1825 tuyên thệ với một cuốn sách luật. Một số tổng thống khác cũng phá lệ là Teddy Roosevelt và Lyndon B. Johnson.
![]() |
Phó tổng thống Joe Biden tuyên thệ nhậm chức năm 2009. Ảnh: Reuters. |
Trong cả hai lần tuyên thệ nhậm chức Phó tổng thống vào năm 2009 và 2013, Biden đều sử dụng cuốn kinh thánh của gia đình có từ năm 1893 và ông dự định vẫn dùng nó cho buổi nhậm chức sắp tới đây. Đây cũng là cuốn kinh thánh được Biden sử dụng mỗi lần tuyên thệ nhậm chức thượng nghị sĩ. Cuốn kinh thánh này dày gần 13 cm và có hình cây thánh giá trên bìa.
![]() |
Joe Biden tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống trước thẩm phán Tòa án Tối cao Sonia Sotomayor (phải) tại Đài quan sát Hải quân Mỹ, thủ đô Washington, hồi tháng 1/2013. Ảnh: AFP. |
Bài diễn văn vỏn vẹn 135 từ
Mỗi tổng thống từ thời George Washington đều có một bài phát biểu nhậm chức. Trong đó, tổng thống Washington là người có bài diễn văn tuyên thệ nhậm chức ngắn nhất lịch sử, chỉ có 135 từ, vào ngày 4/3/1793. Bài diễn văn ngắn thứ hai là của Tổng thống Franklin D. Roosevelt chỉ với 558 từ.
Người có bài phát biểu dài nhất trong lịch sử Lễ nhậm chức là vị Tổng thống thứ 9, William Henry Harrison vào năm 1881. Ông đã phát biểu liền hai tiếng. Bài diễn văn nhậm chức này trong tiếng Anh có tới 8.445 từ.
Những câu nói ấn tượng trong Lễ nhậm chức
Có lẽ câu trích dẫn "kinh điển" được lưu truyền khắp thế giới là của vị Tổng thống thứ 35, John F. Kennedy vào năm 1961: "Đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho ta. Hãy tự hỏi, ta có thể làm được gì cho đất nước!"
Năm 1983, Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng nói trong bài diễn văn: "Điều duy nhất mà chúng ta phải sợ chính là nỗi sợ". Và ông chính là Tổng thống Mỹ cuối cùng tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4/3/1933, sau đó ngày 20/1 được ấn định là ngày Tổng thống tuyên thệ nhậm chức.
Ngoài 35 từ tuyên thệ buộc phải đọc chính xác theo Hiến pháp, một câu nói khác "So help me God" (Cầu chúa phù hộ cho con) cũng trở thành truyền thống. Người ta tin rằng sau khi đọc lời tuyên thệ, Tổng thống Washington đã thêm câu này và nó được lưu giữ sau đó.
![]() |
Buổi lễ nhậm chức tổng thống thời George Washington vào 4/3/1793. |
Lâm bệnh nặng sau khi tuyên thệ nhậm chức
Tổng thống thứ 9, William Henry Harrison được biết tới là người có bài diễn văn dài nhất trong lịch sử Mỹ. Nhưng ông cũng được coi là tổng thống có nhiệm kỳ ngắn nhất, chỉ 31 ngày sau khi nhậm chức.
Năm 1841, bất chấp bão tuyết, Tổng thống William Henry Harrison đọc bài diễn văn với 8.445 và tâm huyết tới mức không chịu đội mũ và áo khoác ngoài bất chấp mưa tuyết, lạnh giá. Sau đó, ông đã bị cảm lạnh và được chẩn đoán viêm phổi. Vị tổng thống yểu mệnh qua đời vào ngày 4/4/1981 ở tuổi 68, nghĩa là chỉ 31 ngày sau khi nhậm chức.
Thời tiết xấu cũng hay "chơi khăm" các nhà tổ chức lễ nhậm chức tổng thống Mỹ. Thường, từ năm 1981, lễ nhậm chức diễn ra ở ngoài trời, ở cạnh chái phía tây tòa nhà trên đồi Capital, nơi họp quốc hội. Song riêng năm 1985, lễ nhậm chức tổ chức trong nhà vì thời tiết xấu. Trong lễ nhậm chức năm 1869, trời lạnh đến mức những lồng chim trang trí đều bị chết rét.
Xem thêm:
- Liệu Melania có mời người kế nhiệm đến 'uống trà' theo truyền thống?
- Vì sao tổng thống Mỹ nhậm chức ngày 20/1?
- Những lá thư tay các Tổng thống Mỹ để lại cho người kế nhiệm
Huyền Anh (tổng hợp)