Hầu hết các hòn đảo tử thần này tồn tại được là nhờ vào những hành động không nghĩ đến hậu quả của loài người.
7. Miyakejima
Con người sẽ phải thật can đảm nếu muốn sống trên mảnh đất này. Nép mình trong một nhóm đảo thuộc Nhật Bản, Miyakejima được xem là đảo núi lửa đang họat động với tần suất bùng nổ vài năm một lần, nhưng nguy hiểm hơn hết lại là khí sulfuric rỉ ra từ các ngọn núi và ngay cả từ mặt đất.
Vào tháng 7/2000, núi lửa Oyama trên hòn đảo phun trào nên người dân đã di tản và không ai được phép quay trở lại trong 5 năm, nhưng cho đến tận, bây giờ người dân nơi đây vẫn được yêu cầu phải mang mặt nạ khí mọi lúc mọi nơi khi có trường hợp báo động về mức độ lưu hùynh lên cao trong không khí. Đáng ngạc nhiên thay, Miyakejima đã trở thành môt địa điểm du lịch, những cửa hàng bán mặt nạ phòng độc cho du khách khi họ muốn đến đây để khám phá, đi thuyền hay bơi lội đang ngày một mọc lên như nấm.
6. Đảo Gruinard
Trong chiến tranh Thế Giới Thứ 2, chính phủ Anh quyết định thí nghiệm bệnh Than như một vũ khí sinh học và họ đã mua đảo Gruinard để tiến hành. Hòn đảo là một phần của Scotland và đến nay vẫn còn bị nhiểm độc Than trong nhiều thập kỷ. Từ năm 1990, hòn đảo đã được kiểm chứng an toàn, nhưng có lẽ không ai có thể biết hết về những ảnh hưởng lâu dài mà Pho-man-đê-hit (formaldehyde) được rải lên khắp đảo đã gây ra.
5. Đảo Runit
Runit là nơi Mỹ đã tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân trên đảo san hộ trong nhiều năm - mãi cho đến cuối những năm 1970, cư dân mới được phép quay trở lại. Các họat động dọn dẹp, tái vệ sinh quy mô được Mĩ tiến hành năm 1977 đã lấy đi 111.000 mét khối đất bị ô nhiễm và các nguyên liệu khác từ những hòn đảo kề cận rồi chôn hết vào miệng núi lửa sắp phun trào.
4. Vozrozhdeniya
Cũng khá mỉa mai khi hòn đảo này còn được gọi là Rebirth (Sự tái sinh), đồng sở hữu bởi Kazakhstan và Uzbekistan. Mặc dù theo lý thuyết, nó không còn là một hòn đảo, nhưng ít ai nghĩ rằng sẽ có người vẫn dám đặt chân lên đó. Liên Xô đã thành lập một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học tại đây và đã thử nghiệm một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh đậu mùa, bệnh than, bệnh thỏ chỉ là một vài trong số đó.
Đến năm 2000, Mỹ đã giúp làm sạch 10 khu lưu trữ bệnh than, và người Kazakhstan nói rằng hòn đảo là của họ, không ai được bước chân lên Vozrozhdeniya trong thời gian tới, mặc dù những công-te-nơ chứa dịch bệnh ở đây vẫn đang có nguy cơ bị rò rỉ.
3. Đảo San hô Bikini
Operation Crossroads là một chuỗi những vụ nổ hạt nhân ở đảo san hô Bikini thuộc quần đảo Marshall vào năm 1946.
Tháng 3, 1954, Mỹ đã cho nổ quả bom Hydro đầu tiên tại đảo Bikini – đó là vụ nổ hạt nhân lớn nhất chưa từng có được Mỹ tiến hành. Vào 1968, chính phủ Mỹ lên tiếng cho rằng đảo Bikini có thể sinh sống được, nhưng tiếc là họ đã thông báo quá sớm. Bởi khi ấy, trong cơ thể người dân bản địa vẫn chịu mức đồng vị phóng xa cao, họ đã phải chịu đựng nhiều trường hợp sẩy thai và các vấn đề sức khỏe khác. Hầu hết mọi người điều từ chối quay trở lại cho đến khi hòn đảo thật sự được lọai bỏ tất cả chất ô nhiễm còn sót lại.
2. Đảo Farallon
Farallon là một hòn đảo vô cùng tuyệt đẹp nằm ngòai khơi bờ biển San Francisco. Là nơi trú ẩn tự nhiên của các động vật hoang dã, như cá voi, hải cẩu, cá mập và là ngôi nhà của nhiều lòai chim biển. Nhiều thợ lặn đến đây để khám phá. Nhưng từ năm 1946 đến 1970, biển trong khu vực được sử dụng như một bãi chứa chất thải hạt nhân. Nguy cơ chính xác gây ra ô nhiễm môi trường cho tới nay đều không rõ, việc di dời các công-te-nơ xung quanh hòn đảo sẽ gây ra nhiều hiểm họa hơn là để chúng ở yên đó.
1. Okunoshima
Okunoshima - đôi khi được gọi là đảo Rabbit (đảo thỏ), trước đây từng là đảo của Nhật, nơi dùng để đặt nhà mày sản xuất khí độc cho Chiến Tranh Thế Giới Thứ II. Đối với người Nhật, bí mật này rất quan trọng nên họ đã kí hiệp ước cấm khí độc trong chiến tranh và xóa bỏ hòn đảo ra khỏi bản đồ của Nhật. Sáu nghìn tấn khí mù tạt đã được sản xuất tại đây và loài thỏ được dùng như động vật thí nghiệm.
Khi chiến tranh kết thúc, các nước đồng minh đã tham gia lọai trừ tất cả khí độc. Những trẻ em chăm sóc thỏ trong thời gian thử nghiệm được thả ra và các loài thỏ cũng đã được bảo vệ trên đảo. Mặc dù Okunoshima đã được tẩy rửa nhưng nó vẫn còn giữ lại những tàn dư của lịch sử cũng như một bảo tàng khí độc.
Theo 24h