iOne – Trang giải trí dành cho giới trẻ
  • News
  • Stars
  • Style
  • Movies - Muzik
  • Horoscopes
  • Funland
  • Girls - Boys
  • Video
  • Photos
KPOP KPOP
Love Haha Omg
  • Home

  • News

    Vietnam

    World

    Lifestyle

    Sports

  • Stars

    Vbiz

    Asia

    US-UK

  • Style

    Fashion

    Star Style

    Contest

    Beauty

  • Movies - Muzik

    Movies

    MV-Trailer

    Muzik

  • Horoscopes

    Daily

    Tarot

    Horo+

    Tests

  • Funland

    Quiz

    Fun Stuff

    FunVid

  • Girls - Boys

    Dating

    How-to

    Góc để chill

  • Video

    Lifestyle

    MV - Trailer

    Style

    Sports

  • Photos

  • Contact us

    Liên hệ tòa soạn

    Đóng góp ý kiến

Connect

Trending
  • Copy link thành công
  • News
Thứ hai, 30/3/2020, 10:47 (GMT+7)

Những lễ hỏa táng không lời từ biệt ở Hồ Bắc

Không chỉ các đám tang bị cấm trên khắp Trung Quốc, ở những nơi như thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, người dân không thể nhận tro cốt của người thân vì mắc kẹt trong nhà bởi lệnh phong tỏa.

"Tro cốt của những người qua đời hiện được chúng tôi trông nom vì các thành viên gia đình họ bị cách ly, hoặc đang ở xa và chưa thể quay trở lại", ông Sheng - giám đốc nhà tang lễ Kinh Châu, nói.

Một người đàn ông đứng cạnh cửa sổ ở một cộng đồng dân cư ở Kinh Châu, sau khi lệnh hạn chế dần dỡ bỏ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày 26/3. Ảnh: Reuters.

Một người đàn ông đứng cạnh cửa sổ ở một cộng đồng dân cư ở Kinh Châu. Ảnh: Reuters.

Covid-19 đã khiến hơn 700.000 người ở hơn 200 quốc gia bị nhiễm, gần 34.000 người tử vong. Tại Trung Quốc, nơi dịch bệnh khởi phát, Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày mà còn cả cách xử lý những bệnh nhân đã chết, do khả năng lây nhiễm cao.

Dù nguyên nhân tử vong là gì, kể từ 1/2, các gia đình Trung Quốc cũng không được tổ chức tang lễ, thậm chí cả khi dịch bệnh đã thuyên giảm ở nước này. Người đàn ông họ Sheng nói: "Không được phép từ biệt hay tổ chức tang lễ".

Đối với các gia đình, không có nghi thức phức tạp hay cách thể hiện lòng hiếu thảo nào để người qua đời có hành trình bình yên đến thế giới bên kia như trước đây: thức đêm canh linh cữu, mặc quần áo tang hay viếng. Nhà tang lễ Kinh Châu lặng lẽ. Bộ đồ trắng bảo hộ hazmat treo bên ngoài một căn phòng nơi các công nhân mang thi thể từ bệnh viện đến nhà hỏa táng. Đối với các gia đình bị cách ly, điều đó thật cô đơn vì họ thậm chí không thể tạm biệt người thân khi hỏa táng. 

Một công nhân mặc bộ đồ hazmat được nhìn thấy tại cộng đồng dân cư ở Vũ Hán. Ảnh: Reuters.

Một công nhân mặc bộ đồ hazmat tại cộng đồng dân cư ở Vũ Hán. Ảnh: Reuters.

"Chúng tôi đã làm gì để phải chịu đựng hình phạt như vậy", Wang Wenjun, ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, nói với Reuters hồi tháng trước, sau khi gia đình cô phải chờ 15 ngày để nhận tro cốt của người chú qua đời vì Covid-19.

Không tổ chức tang lễ, nhưng nhân viên của Sheng, cũng như đội hỏa táng trên khắp Trung Quốc, vẫn phải làm việc. Một số người mặc đồ bảo hộ màu xanh kín mít, đội mũ trùm đầu.

"Trong quá khứ, trước khi xảy ra dịch bệnh, lễ viếng thường kéo dài 3 ngày và sau đó chúng tôi sẽ làm công việc của mình", ông Sheng cho hay. "Nhưng bây giờ, khi có người chết, bệnh viện sẽ tiến hành khử trùng và việc hỏa táng sẽ diễn ra ngay sau đó".

Nhân viên ở nhà tang lễ, nơi ông Sheng làm việc 29 năm nay, phải túc trực suốt ngày đêm, sẵn sàng nhận cuộc gọi từ bệnh viện vào lúc nửa đêm để vận chuyển thi thể của bệnh nhân nhiễm Covid-19. Trước đây, họ chỉ hỏa táng vào buổi sáng. "Các nhân viên bệnh viện đang làm việc rất chăm chỉ và các nhân viên tang lễ cũng vậy", ông nói. 

Trong số 8 lò hỏa táng, một lò dành riêng cho các nạn nhân nhiễm nCoV và gia đình không được nhìn mặt thân nhân lần cuối. Đối với những người chết vì Covid-19, các nhân viên phải mặc đồ bảo hộ đầy đủ và được yêu cầu tiếp nhận thật nhanh chóng. 

Một người phụ nữ đeo khẩu trang chui khỏi hàng rào chắn được xây dựng để chặn các tòa nhà phong tỏa ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Reuters.

Một phụ nữ đeo khẩu trang chui khỏi hàng rào chắn được xây dựng để chặn các tòa nhà phong tỏa ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Reuters. 

Trung Quốc báo cáo hơn 81.000 ca nhiễm và hơn 3.300 ca tử vong, chủ yếu ở Vũ Hán. Kinh Châu - một trung tâm vận tải và du lịch với 6 triệu dân, cách Vũ Hán 220 km (140 dặm) về phía tây, là thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề thứ sáu ở Hồ Bắc với 1.580 ca nhiễm, 52 ca tử vong - một nửa trong số những thi thể được hỏa táng tại cơ sở của ông Sheng. 

Số ca nhiễm nội địa ở Trung Quốc gần đây giảm mạnh. Vũ Hán chỉ phát hiện một ca nhiễm mới trong 10 ngày qua. Diễn biến tích cực đã mang lại cho Trung Quốc sự tự tin để bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại. Hồ Bắc bắt đầu cho người dân rời khỏi tỉnh từ đầu tuần trước, dù việc đến tỉnh này vẫn chưa được phép.

Ông Sheng chưa nhận được thông báo chính thức cho hay khi nào cuộc sống có thể trở lại bình thường ở nhà tang lễ Kinh Châu. Có thể là vào cuối tháng 4, ông nói. Hiện lệnh phong tỏa vẫn được duy trì và những chiếc bình đựng tro cốt do chính quyền cung cấp vẫn còn đó.

Huyền Anh (Theo Reuters)

Back Save
Share Copy link thành công
Báo tin, gửi bài, tâm sự với iOne tại đây
×
ione.vnexpress.net Chuyên trang của VnExpress Số giấy phép: 72/GP-CBC, Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 22/9/2021
vnexpress.net ngoisao.vnexpress.net

© Copyright 2019, All rights reserved

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này

Liên hệ toà soạn