1. Sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu thường là sỏi calcium oxalate. Trong khi trà lại chứa oxalte, một trong những hóa chất dẫn đến việc hình thành sỏi đường tiết niệu. Vì vậy, những người mắc bệnh sỏi tiết niệu nếu uống quá nhiều nước chè sẽ làm gia tăng tình trạng bện.
2. Trước và sau khi ăn cơm
Trước và sau khi ăn cơm khoảng 20 phút bạn không nên uống trà. Nếu không nước chè sẽ pha loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Hơn nữa, vì trong trà có hàm lượng axit oxalic. Axit oxalic sẽ phản ứng với sắt và protein trong thức ăn, ảnh hưởng đến quá hình hấp thụ hai chất dinh dưỡng này.
3. Trước khi ngủ
Trước khi ngủ 2 tiếng tốt nhất bạn không nên uống trà. Uống trà sẽ khiến tinh thần hưng phấn, ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí mất ngủ, đặc biệt là chè xanh tươi.
4. Trà để qua đêm
Nước chè để quá lâu, đặc biệt để qua đêm sẽ dễ bị xỉn màu, biến chất, vitamin B, C dần bị phân hủy, đồng thời, lượng caffeine trong nước chè cũng tăng cao, nếu uống nhiều sẽ kích thích trung khu thần kinh, khiến cơ thể trở nên khó chịu. Tốt nhất, bạn nên uống trà sau khi pha 4 - 6 phút.
5. Bệnh mạch vành
Trong lá chè có chứa hàm lượng lớn caffeine, theophylline - chất gây hưng phấn, tăng cường cơ năng của tim. Bởi vậy, những người mắc bệnh mạch vành, nhịp tim đập nhanh, rung tâm nhĩ uống nhiều nước chè đặc sẽ khiến nhịp tim đập vốn đã nhanh lại càng nhanh hơn, gia tăng tình trạng bệnh.
Ngược lại, với một số người tim đập 60 nhịp/phút, nên uống nhiều nước chè hơn một chút. Trong trường hợp này, nước chè không những vô hại, mà còn giúp nhịp tim đập nhanh hơn.
6. Cao huyết áp
Caffeine trong nước chè có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, vậy nên những người mắc bệnh cao huyết áp nếu uống quá nhiều nước chè, đặc biệt là nước chè đặc sẽ khiến huyết áp tăng cao hơn, bất lợi cho sức khỏe
7. Chè uống nước đầu
Trong quá trình trồng trọt, gia công, đóng gói thành phẩm, các loại trà không tránh khỏi bị nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón, bụi đất… Vì vậy, thói quen uống trà bỏ qua nước đầu là rất hợp lý. Nước đầu chỉ có tác dụng rửa sạch trà. Loại bỏ phần nước này, rồi tiếp tục pha trà, sẽ giúp khử được những tạp khuẩn có hại cho sức khỏe con người.
8. Trà kém hoặc trà biến chất
Chè vốn không dễ bảo quản, nhanh bị ẩm mốc, trong khi nhiều người lại tiếc, không nỡ vứt đi nên đã mang ra phơi khô rồi uống tiếp. Họ không hề biết rằng, trong chè biến chất có hàm lượng lớn mầm bệnh và chất có hại cho cơ thể, tuyệt đối không thể dùng.
Chè có chất lượng tốt nếu để quá lâu, khi đun lên cũng sẽ bị oxy hóa và biến chất, không nên tiếp tục sử dụng.
Thế Đan