Tuy không phải là năm thất bại thảm hại của điện ảnh nhưng quả thật Hollywood không mang đến nhiều phim hay trong năm 2011. Có những xu hướng làm phim trở nên quá nhàm chán, chúng ta cùng điểm xem nhé!
1. Lạm dụng kĩ xảo quên nội dung
Năm 2011 là năm phim 3D ngập tràn màn ảnh. Sau cú mở đầu bởi siêu phẩm 3D Avatar của đạo diễn James Cameron, hàng loạt bộ phim quyết định sử dụng kĩ thuật này để trở thành một yếu tố thu hút sự chú ý khán giả. Tuy nhiên, sự đầu tư vào công nghệ không thể khiến doanh thu phòng vé tăng lên mà điều cốt yếu vẫn là sự hấp dẫn của nội dung phim.
![]() |
Bộ phim Ba chàng lính ngự lâm quá đầu tư vào kĩ thuật 3D mà không tập trung phần nội dung. |
The Three Musketeers (Ba chàng lính ngự lâm), The chronicles of Narnia: The voyage of the dawn treader (Biên niên sử Narnia: Chuyến viễn du của tàu Bình minh), Gulliver’s travel (Gulliver du ký) đều không được đánh giá cao trong giới phê bình và là sự thất bại về doanh thu phòng vé dù đã sử dụng kĩ thuật 3D để “câu khách”. Nhà phê bình Anne Thompson đã đưa ra nhận định "Sự mới mẻ đã mất đi. Các nhà làm phim sử dụng 3D như một trò câu khách và khán giả đủ thông minh để nhận ra".
2. Phim chuyển thể từ game lên màn ảnh
Từ sau cú “đánh ngoạn mục” của Clue vào năm 1985, bạn có ấn tượng gì về những bộ phim được làm từ những game nổi tiếng? Đạo diễn Uwe Boll có đến 4 bộ phim chuyển thể từ game được trang bình phim Rotten Tomatoes xếp vào danh sách 100 phim dở nhất mọi thời đại. Bộ phim BloodRayne dù có sự xuất hiện của người đẹp Kristina Loken (trong Terminator 3) cũng không thể giúp phim trở thành một trong những tác phẩm điện ảnh tệ hại nhất.
![]() |
Những bộ phim chuyển thể từ game của đạo diễn Uwe Boll đều thất bại. |
Loạt phim Resident Evil của đạo diễn Anderson cũng bị đánh giá là không xứng tầm so với những trông đợi của khán giả về phim chuyển thể từ game kinh dị nổi tiếng này. Năm 2012 hứa hẹn một bộ phim dạng này có tên Battleshi. Liệu dòng phim này sẽ có chỗ đứng tại kinh đô điện ảnh Hollywood?
3. Hàng loạt phim làm lại
Chưa bao giờ có nhiều phim được chuyển thể, làm lại, hoặc dựa trên những bộ phim trước đó nhiều như hiện nay. Sự thất bại của bộ phim làm lại Footloose, The Three Musketeers (Ba chàng lính ngự lâm) năm 2011 là minh chứng sự xuống dốc của dòng phim làm lại cả về mặt doanh thu lẫn chất lượng nội dung phim.
![]() |
Những nhà làm phim Hollywood cần sáng tạo hơn nữa để chinh phục khán giả. |
Việc làm lại những bộ phim sẽ tạo ra những sáng tạo mới mẻ nhưng nếu làm không tới thì rất dễ bị “đánh tơi bời” bởi khán giả đã có căn cứ từ phiên bản trước để so sánh. Những nhà làm phim nên suy nghĩ thật kĩ trước khi bắt đầu dự án làm phim trên dòng phim này.
4. Những điều vô lý trong phim
![]() |
Bad Teacher dù có sự xuất hiện của người đẹp gợi cảm Cameron Diaz vẫn bị chê tơi tả. |
Bạn có từng ước rằng bạn có thể ăn uống bất cứ thứ gì bạn thích mà không tăng thêm một kí lô nào? Điều đó chỉ xảy ra trong phim ảnh thôi: Charlize Theron trong Young Adult, Cameron Diaz trong Bad Teacher and Julia Roberts trong Larry Crowne (và cả Eat Pray Love vào năm 2010) đều chè chén say sưa với vô vàn thức ăn có hại có dáng và da dẻ phụ nữ. Thế nhưng họ vẫn giữ được thân hình gầy mỏng như dây và trông rất rạng rỡ. Liệu khán giả cứ bỏ tiền để “mua” những ảo tưởng vô lý và có hại này không?
5. Mô típ nhàm chán
![]() |
Mô típ phim nhàm chán, The Darkest Hour nhận được nhiều lời chê bai. |
Người đẹp “xấu xí”, người ngoài hành tinh xâm lăng trái đất là những mô típ đã trở nên quá quen thuộc với khán giả. Sẽ thật là nhàm chán nếu nhà làm phim không có những thay đổi sáng tạo làm mới những đề tài cũ. Bộ phim The Darkest Hour bị nhiều ý kiến chê bai trên trang phê bình điện ảnh uy tín Rotten Tomatoes vì không có nhiều điểm sáng tạo so với những bộ phim cùng thể loại phim về thảm họa trong thời gian quan vừa qua như Independence Day, War Of The Worlds, Battle Los Angeles, Cowboys & Aliens.
Hồ Thu