iOne – Trang giải trí dành cho giới trẻ
  • News
  • Stars
  • Style
  • Movies - Muzik
  • Horoscopes
  • Funland
  • Girls - Boys
  • Video
  • Photos
KPOP KPOP
Love Haha Omg
  • Home

  • News

    Vietnam

    World

    Lifestyle

    Sports

  • Stars

    Vbiz

    Asia

    US-UK

  • Style

    Fashion

    Star Style

    Contest

    Beauty

  • Movies - Muzik

    Movies

    MV-Trailer

    Muzik

  • Horoscopes

    Daily

    Tarot

    Horo+

    Tests

  • Funland

    Quiz

    Fun Stuff

    FunVid

  • Girls - Boys

    Dating

    How-to

    Góc để chill

  • Video

    Lifestyle

    MV - Trailer

    Style

    Sports

  • Photos

  • Contact us

    Liên hệ tòa soạn

    Đóng góp ý kiến

Connect

Trending
  • Copy link thành công
  • News
Chủ nhật, 15/3/2020, 00:34 (GMT+7)

Triều Tiên bị nghi tuyên truyền chống Covid-19 bằng... ảnh photoshop

Chuyên gia về hình ảnh cho rằng, Triều Tiên 'đeo' khẩu trang vào các tấm hình để thể hiện tinh thần bình tĩnh trước nCoV của người dân nước này.

Nhiều bức ảnh tuyên truyền chống Covid-19 của Triều Tiên được gửi tới Stuart Gibson, một giảng viên Đại học Kent (Anh), người đã có 24 năm kinh nghiệm trong việc xử lý hình ảnh và là tác giả của một phần mềm phát hiện ảnh chỉnh sửa. Ông cho rằng những hình ảnh của truyền thông Triều Tiên đưa ra "có thể đều là giả mạo".

Những bức ảnh tuyên truyền chống Covid-19 của Triều Tiên bị nghi photoshop.

Những bức ảnh tuyên truyền chống Covid-19 của Triều Tiên bị nghi photoshop.

Trong một bức ảnh, hai cô gái được nhìn thấy làm việc tại một nhà máy dệt may, trong khi một đồng nghiệp khác đứng phía sau. Tiến sĩ Gibson phân tích: "Tôi nhìn những chiếc khẩu trang và nhận thấy độ phân giải của chúng chắc chắn thấp hơn độ phân giải của phần còn lại trong ảnh. Điều đó giúp tôi khẳng định chúng đã được photoshop và ghép vào".

"Đặc biệt, nếu bạn nhìn kỹ vào cô gái phía bên tay phải, đường viền chiếc khẩu trang trông rất mờ. Họ đã nỗ lực để biến nó trông mượt mà nhất có thể, nhưng bạn vẫn nhìn thấy các điểm ảnh trên đó. Phần hay ho nhất trong ảnh là nhân vật ở phía xa không có chân", Gibson nhấn mạnh. "Nếu họ hạ phần trên của cô gái xuống một vài pixel nữa thì sẽ chẳng thể phát hiện ra nhưng bạn rõ ràng có thể nhìn thấy một khoảng trống ở đó".

Nhân vật đứng phía xa trong bức ảnh lộ dấu vết cắt ghép cẩu thả vì... thiếu chân. 

Nhân vật đứng phía xa trong bức ảnh lộ dấu vết cắt ghép cẩu thả vì... thiếu chân. 

Một bức ảnh khác cũng cho thấy sự mâu thuẫn trên khuôn mặt nữ công nhân làm việc bên chiếc khung cửi. "Ở đây bạn có thể nhận ra chiếc khẩu trang trông rất giả tạo vì nó không thực sự ôm sát theo hình dạng khuôn mặt".  

Chiếc khẩu trang không ôm sát khuôn mặt theo đúng góc nhìn của cô gái. 

Chiếc khẩu trang không ôm sát khuôn mặt theo đúng góc nhìn của cô gái. 

Ánh sáng khác biệt của những chiếc khẩu trang so với ánh sáng trong ảnh.

Ánh sáng khác biệt của những chiếc khẩu trang so với ánh sáng trong ảnh.

Tiến sĩ Gibson nói thêm: "Tâm trí tôi rất nhạy bén trong việc phát hiện ra điều gì đó không đúng. Những bức ảnh chắc chắn là giả mạo. Tôi nhận ra vì ánh sáng trên chiếc khẩu trang không phù hợp với phần còn lại của hình ảnh. Những bức ảnh này được chụp trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, và có thể chiếc khẩu trang được ghép chồng lên ảnh lại được chụp trong điều kiện ánh sáng khác biệt".

Trong lúc Triều Tiên đã nỗ lực hết sức để cho thế giới thấy rằng quốc gia này không thiếu thiết bị y tế, thì hình ảnh của Kim Jong Un không đeo khẩu trang lại củng cố hình tượng một nhà lãnh đạo không biết sợ.

Kim Jong Un chưa từng được thấy đeo khẩu trang trong những lần xuất hiện công khai.

Kim Jong Un chưa từng được thấy đeo khẩu trang trong những lần xuất hiện công khai.

Kể từ khi Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019, Kim Jong Un đã xuất hiện trên các bức ảnh nhiều lần, nhưng chưa từng được thấy đeo khẩu trang giống như những quan chức cấp dưới. Những hình ảnh chủ tịch Kim không đeo khẩu trang dường như muốn cho thấy ông là một người mạnh mẽ, miễn nhiễm với những hậu quả nguy hiểm của dịch bệnh. Triều Tiên cũng cho biết gần đây các nhà máy tại nước này đang sản xuất hàng chục nghìn chiếc khẩu trang mỗi ngày. 

Chính phủ Triều Tiên cũng liên tục phủ nhận sự có mặt của Covid-19 tại nước này, nhưng một số báo cáo chưa được xác nhận rò rỉ ở Hàn Quốc lại kể một câu chuyện khác. Daily NK của Hàn cho rằng có khoảng 3.700 binh sĩ nhiễm nCoV và 180 người trong đó đã chết. Trong khi đó, một quan chức chính quyền Seoul nói với tờ Chosun Ilbo rằng Kim Jong Un đã rời khỏi Bình Nhưỡng và đến Wonsan, một thị trấn nghỉ mát ven biển, nhằm tránh sự lây lan của Covid-19.

Những bức ảnh photoshop của Triều Tiên được phát hiện sau khi có thông tin nói rằng Hàn Quốc đã tặng khẩu trang cho Triều Tiên bất chấp nguồn cung nội địa khan hiếm. Tin đồn sau đó đã bị chính quyền Seoul phủ nhận mạnh mẽ.

Hoàng Hà (theo Mail)

Back Save
Share Copy link thành công
Báo tin, gửi bài, tâm sự với iOne tại đây
×
ione.vnexpress.net Chuyên trang của VnExpress Số giấy phép: 72/GP-CBC, Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 22/9/2021
vnexpress.net ngoisao.vnexpress.net

© Copyright 2019, All rights reserved

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này

Liên hệ toà soạn