"Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc bỏ tên cha mẹ, Bộ Công an cũng đã rất thận trọng vấn đề này. Chúng tôi đã báo cáo với Chính phủ về việc chuẩn bị triển khai dự án và ý kiến của dư luận, xin ý kiến Thủ tướng về việc triển khai thí điểm", ông đại tá Vũ Xuân Dung, Phó cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) Dung cho biết.
Ông Dũng cũng nói thêm sau khi nhận được ý kiến của Thủ tướng về việc "vẫn tiếp tục triển khai, nghiên cứu về việc cấp chứng minh theo công nghệ mới, trong đó có nghiên cứu mẫu có ghi tên cha mẹ", Bộ đã thực hiện thí điểm.
![]() |
Mẫu chứng minh thư cũ (trái) và mới (phải). Ảnh: Hà Anh. |
Hiện, Bộ đã cấp được gần 30.000 chứng minh nhân dân mới ở 3 quận, huyện của Hà Nội và cũng nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều về việc ghi tên cha mẹ trên chứng minh nhân dân.
Theo ông Dung, trước mắt sẽ vẫn thực hiện nghiêm việc hướng dẫn, tiếp tục cấp chứng minh có ghi tên cha mẹ. Nếu Thủ tướng yêu cầu sửa Nghị định 170 và 05, Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp làm một nghị định theo quy trình rút gọn để sửa. Thẻ chứng minh chỉ là đầu ra, toàn bộ các dữ liệu đã được cập nhật, khi có yêu cầu sửa bỏ tên cha mẹ, Bộ Công an chỉ sửa lại mẫu và in ra cấp cho công dân, không ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai.
Lý giải về việc phải nâng số chứng minh từ 9 lên 12 số, ông Dung phân tích: "Mỗi công dân có rất nhiều loại giấy tờ, rất nhiều loại sổ, khi nghiên cứu mã số này, chúng tôi cũng phối hợp với các ngành thống kê, nghiên cứu hoạch địch xây dựng một mã công dân. Mã này phối hợp với hộ khẩu, hộ tịch, và chứng minh nhân dân dùng chung một. Mã 12 số mới quy định hết tất cả mọi thứ được".
Và ông Cục trưởng cho hay, khi triển khai thí điểm, một số cơ quan thấy giữa chứng minh cũ và mới khác nhau, nhiều nơi, đặc biệt là ngân hàng đã không chấp nhận giao dịch, Bộ Công an cũng đã có văn bản gửi các cơ quan Sở địa chính, ngân hàng... "Đến nay, chúng tôi không thấy có phản án gì về việc các cơ quan gây khó khăn cho người dân", ông Dung nói.
Theo VnExpress